Nguyễn Du
Nguyễn Du (阮攸) tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒). Ông sinh năm 1766, mất năm 1820, thọ 54 tuổi. Ông sống vào thời khắc bước ngoặt lịch sử của nhà Hậu Lê, Tây Sơn và Chúa Nguyễn. Thuở nhỏ, tưởng chừng như cuộc đời ông không gặp nhiều trắc trở, khi cha ông làm tới chức tể tướng của Triều Lê. Tuy nhiên khi ông lên mười thì cha mất, mười ba tuổi thì mồ côi mẹ. Sau này rồi, chiến sự loạn lạc càng làm ông trở nên mất phương hướng. Vào thời buổi loạn lạc đó, vì những ràng buộc của tư tưởng Nho giáo mà ông bị kẹt trong gọng kiềm của sự trung thành với nhà Lê. Khi nhà Tây Sơn ra Bắc năm 1786, ông chọn thái độ không cộng tác, tìm đường sống ẩn dật, cam chịu cảnh nghèo khổ mà thanh cao.
Nguyễn Du có mái tóc bạc sớm, mái tóc như biểu tượng của những chiêm nghiệm buồn thương và bế tắc. Nguyễn Du nổi tiếng với Truyện Kiều. Thế nhưng sâu thẳm bên trong ông lại có một tiếng nói khác. Một Nguyễn Du luôn hoài nghi, đau đáu về nhân sinh, về những trói buộc của thời cuộc, và cả tài năng của chính mình trong thời buổi loạn lạc ấy.
Danh sách
阮攸《自叹》- Nguyễn Du《Tự thán》
王师子《松树,鹤》- Vương Thế Tử 《Tùng và Hạc》
阮攸《乞食》- Nguyễn Du《Khất thực》
方增先《松下高士图》- Phương Tăng Tiên《Cao sĩ dưới gốc Tùng》
阮攸《代人戏笔》- Nguyễn Du《Thay người hí bút》
秦健春《阳朔市桥双月》- Tần Kiến Xuân《Đôi Trăng soi giữa Cầu》
阮攸《龙城琴者歌》- Nguyễn Du《Long Thành Cầm Giả Ca》
杨淑涛《工笔仕女画》- Dương Thụ Đào《Bức họa thiếu nữ》