61 phút để đọc

Đây là nhận định của Dương Danh Hy vào những năm đầu thế kỷ 20 (2000-2020) khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa và phát triển vượt bậc .

Lưu ý là câu chữ sẽ có đôi chỗ phân biệt vùng miền giới tính, nhưng là người cầu học thì cậu hãy cứ coi đây là nhận định chung, bỏ qua cái tiểu tiết để có cái nhìn tổng quát vậy.

Người Đông Bắc(东北部)

alt

Người khu vực này gồm 3 tỉnh Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Cát Lâm và phần phía đông khu tự trị Nội Mông Cổ. Sở dĩ gộp lại để nói vì ngôn ngữ, phong tục các vùng này rất giống nhau.

Thời cổ đại Đông Bắc là vùng đất hoang dại, người Hán ngày nay ở đó chủ yếu là thế hệ sau của những người di dân nghèo khổ Sơn Đông, Hà Bắc.

Nơi đây cũng từng là thiên đường của những tội phạm bị lưu đày, những kẻ sát nhân vượt ngục trốn tội từ Trung Nguyên tới. Chỉ trong nửa thế kỷ mà đã chịu sự thống trị của Thanh, Nga, Nhật, Quân Phiệt, Trung Hoa Dân Quốc, CHND Trung Hoa. Ở trong tình trạng vô pháp vô thiên lâu dài, cộng thêm sự hoà nhập Mãn, Mông, Triều.

Khí hậu rét mướt, đất đai rộng lớn đã hình thành nên nền văn hoá Đông Bắc độc đáo. Là vùng có sự khác biệt gien lớn nhất (di truyền học cho rằng khác biệt gien càng lớn thì nhân chủng càng ưu tú).

Chiến dịch Bình, Tân và Liêu, Thẩm chủ yếu là nhờ người Đông Bắc đánh. Sau chiến dịch vượt sông, dã chiến quân số 4 do Lâm Bưu lãnh đạo đã đánh một mạch đến đảo Hải Nam. Người Đông Bắc có tâm trạng lập công, lập nghiệp, nổi tiếng rất mạnh.

Đông Bắc đã từng là vùng công nghiệp phát triển nhất Trung Quốc, được gọi là “con trai cả cửa nước Cộng Hoà”. Cho đến bây giờ vẫn là vùng có trình độ giáo dục cao nhất và giao thông phát triển nhất Trung Quốc. Hiện nay Đông Bắc là nơi có nhiều cán bộ công nhân viên phải rời bỏ công việc nhiều nhất.

Thương nhân phần lớn là buôn bán nhỏ, không có lý tưởng cũng như gánh nặng cao xa, có thể nói là “to gan khi đánh trận, bé gan khi kinh doanh”.

Mấy năm gần đây đã xuất hiện một loạt nhân tài, số người giàu nổi tiếng không ít, và có nhiều người làm quan trong chính quyền.

Người Đông Bắc là người có ưu khuyết điểm về tính cách rõ ràng nhất trong các người Trung Quốc (nam, nữ khác biệt không lớn). Nội tâm cương nghị, bề ngoài mạnh mẽ, tính cách hào sảng, to gan, trọng nghĩa khí, coi thường luật pháp, dễ kết bạn, thường nói: “đừng nói đến tiền, nói đến tiền là tình cảm xa rời mất”.

Rất dũng cảm, đấu tranh mạnh (kẻ trộm cắp Tân Cương tinh ác nổi tiếng cả nước nhưng không dám tới Đông Bắc làm ăn). Người Đông Bắc thấy việc nghĩa là làm, thích can dự vào những việc không đâu.

Phần đông người Đông Bắc rất lương thiện, có lúc nhiệt tình đến mức người ta khó tiếp nhận. Có một số rất ít lòng dạ hẹp hòi, thích làm phỉ, xảo quyệt hung ác nên chú ý phòng ngừa.

Người Đông Bắc không cao to như một số miêu tả. Người Đông Bắc thích đánh nhau mà không tính hậu quả. Khi đánh nhau người Đông Bắc thường tìm vũ khí nơi gần nhất, chuyên đánh vào chỗ nguy hiểm (không ai muốn đánh nhau với người Đông Bắc). Lại dễ bị lợi dụng làm kẻ giết người, đánh thuê. Nhiều hộp đêm thích thuê người Đông Bắc làm bảo vệ.

Tội phạm bạo lực ở Bắc Kinh chủ yếu là do người Đông Bắc làm, thu lộ phí đen trên mấy con đường ở Bắc Kinh về cơ bản đều là người Đông Bắc, tổ chức xã hội đen trên thị trường bán buôn tại Bắc Kinh đều do người Đông Bắc làm chủ.

Xã hội đen tại Quảng Châu, Thâm Quyến, Hải Nam phần đông là người Đông Bắc, gần đây tại hầu hết các thành phố lớn và vừa trong nước đều có nhóm tội phạm Đông Bắc xuất hiện (và cả tại Đông Âu, Nga, Bắc Mỹ, Nhật).

Đây là địa phương có tửu lượng lớn nhất Trung Quốc, tỷ lệ phụ nữ hút thuốc lá, uống rượu cũng là cao nhất.

Có nhiều mỹ nữ, thân cao, chân dài, nhưng da không mịn lắm, tính cách quá bộc trực, thậm chí ngay trên xe công cộng cũng ăn to nói lớn. Gốc nền văn hoá quá mờ nhạt, thích trang điểm nhưng lại không biết trang điểm.

Thế nhưng con gái Đông Bắc lại ngu dại đến đáng yêu, thích ai dù chết cũng không rời, hận ai có thể giết người không run tay, muốn lấy con gái Đông Bắc phải có sự chuẩn bị về tư tưởng. Tuy vậy có số ít gái Đông Bắc không thua kém “em gái Xuyên”, “em gái Tương” trong nghề.

Người Đông Bắc tương đối thông minh nhưng chịu khổ kém nên số nông dân vào thành phố làm thuê rất ít, và cũng ít người chuyên tâm làm kỹ thuật. Tuy vậy có khả năng mở quán ăn, công ty.

Mấy năm gần đây, người Đông Bắc di dân tới Bắc Mỹ, Đông Âu tăng vọt. Có một số người đã lập nên sự nghiệp, nhưng cũng có một số người bôi đen Trung Quốc.

Tỷ lệ người Đông Bắc phạm tội tại Bắc Kinh, khẳng định cao hơn người Hà Nam, có khả năng là tiếng nói có phần giống nhau cộng thêm người Đông Bắc và người Bắc Kinh có hàng ngàn mối liên hệ, số người công khai chửi người Đông Bắc tương đối ít hoặc là không dám chửi.

So sánh thêm thì thấy:

  • Người Liêu Ninh tròn trịa, kinh tế cũng phát triển nhất. Cơ sở thể dục thể thao như điền kinh, các loại bóng lớn là tỉnh tốt nhất trong các tỉnh.
  • Người Hắc Long Giang tương đối thô lỗ, giỏi hạ thủ. Mang danh Bắc Đại Hoang (xã hội đen bức xạ cả nước).
  • Người Cát Lâm tương đối quê có chút rụt rè “trước có sói, sau có hổ”. Sói là Liêu Ninh, hổ là Hắc Long Giang.
  • Người Đại Liên có cảm giác ưu việt, nhưng tương đối hư vinh, cho là Đông Bắc chỉ có Đại Liên là được, các thành phố khác đều chẳng ra sao.

Điều kỳ lạ là tiếng Cáp Nhĩ Tân là tiếng vùng Đông Bắc gần gũi nhất với tiếng Bắc Kinh. Tiếng nói Đại Liên càng giống tiếng vùng Giao Đông.

Đàn ông Đông Bắc nói năng ngọt ngào, giỏi nịnh phụ nữ, nhưng đa số có khuynh hướng coi đàn ông là nhất, có người còn đánh vợ.

Người Hà Bắc(河北省)

alt

Từ xưa Yên Triệu đã nhiều tráng sĩ khẳng khái bi tráng. Người Hà Bắc trung hậu vụ thực, cam chịu làm chiếc lá xanh để làm đẹp Bắc Kinh. Vì Bắc Kinh mà chịu cắt điện, chịu ô nhiễm, chịu gió cát.

Nội thành phồn hoa không kém ai, nhưng cứ ra khỏi thành phố là thấy những ngôi nhà nông thôn Hà Bắc nghèo nàn. Người Hà Bắc quen nhìn mắt người Bắc Kinh để làm theo, nhưng học nói tiếng Bắc Kinh thế nào cũng chẳng giống.

Thượng Hải lôi kéo vùng đồng bằng sông Trưòng Giang phát triển, nhưng Bắc Kinh lại hút hết màu mỡ bình nguyên Hoa Bắc! Hà Bắc là vườn rau lớn của Bắc Kinh. Nhiều người Hà Bắc làm gác cổng nhà, bầy của hàng bán rau tại Bắc Kinh, thường bị những người quản lý thành thị ở đó khinh thường (một nông dân Hà Bắc do phẫn nộ mà giết một nhân viên quản lý thành phố Bắc Kinh, toà án sợ mâu thuẫn xã hội gay gắt thêm nên chỉ dám xử tử hình hoãn thi hành).

Tiếng nói các vùng tại Hà Bắc khác nhau rất lớn. Tiếng Ký Châu Hà Bắc còn khó nghe hiểu hơn tiếng Quảng Đông, còn tiếng Đường Sơn, tiếng Trương Bắc đều có đặc sắc riêng, tiếng Tần Hoàng đảo, Thừa Đức… lại gần với tiếng vùng Đông Bắc.

Phụ nữ Hà Bắc thật thà chất phác lương thiện, làm vợ rất thích hợp. Rất nhiều nông dân tỉnh ngoài vào Bắc Kinh làm thuê hâm mộ người Hà Bắc: vì lộ phí về nhà vợ chỉ tốn 30 NDT(khoảng chưa tới 1 triệu vnd).

Người Bắc Kinh(北京)

alt

Là vùng thấy nhiều biết rộng, vừa tiêm nhiễm văn hoá vua quan vừa chịu tàn dư của phong tục con em nhà Mãn. Vô cùng lười biếng, rất nhiều người thà ở nhà hưởng bảo hiểm thấp chứ không chịu đi làm. Khá nhiều người dựa vào tiền bồi thường nhà cửa cổ xưa do cha ông để lại khi phải di chuyển hoặc giá nhà đất gia tăng để sinh sống.

Có người là quan thường dựa vào chính sách mà sống cuộc sống nhàn rỗi, người béo rất nhiều. Những tiếng tục của Bắc Kinh về cơ bản đều là của người tỉnh ngoại. Trong các thế hệ sau của Bắc Kinh con nhà giàu sang rất nhiều, chỉ chú ý hưởng thụ.

Phụ nữ rất cởi mở và rất có cá tính. Người Bắc Kinh muốn học đại học là học được, ngay cả với những truờng nổi tiếng như Thanh Hoa, Bắc Đại. Sau khi tốt nghiệp nói chung được các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng.

Chỗ nào ở Bắc Kinh cũng có quan, ngay ông lão đạp xe ba gác cũng ra vẻ ta đây vì nhà nào chả có dây mơ rễ má với mấy vị quan. Chính vì thế mới có câu nói “không đến Bắc Kinh không biết mình chỉ là quan nhỏ”.

Hộ khẩu ở Bắc Kinh quí báu lắm, người Bắc Kinh cũng bài ngoại, nói chung cảm thấy mình là “ngưòi của Trung Ương”. Rất nhiều người ngoại tỉnh ở Bắc Kinh sau khi trở thành người Bắc Kinh thì thế hệ sau của họ cũng bài ngoại. Cảnh sát nói chung đặc biệt “chiếu cố” mấy người ngoại tỉnh. Tuy vậy tính bao dung rất khá (tất nhiên không thể so sánh với Thâm Quyến).

Mở công ty nên hết sức tránh nhận người Bắc Kinh. Người Bắc Kinh cái gì cũng minh bạch, nhưng chỉ biết nói mà không thể làm, nghiệp vụ còn giỏi hơn ông chủ (người Bắc Kinh thích hợp làm nhân viên tài vụ, nhân phẩm đáng tin, lại trốn không nổi). Người Bắc Kinh mồm lưỡi dẻo quẹo.

Tuy vậy nhìn chung người Bắc Kinh rất lương thiện, có chí khí lớn, có sự đồng cảm, coi trọng nghĩa khí, thích chuyện không đâu, nhất là những việc lớn quốc gia, thích tán chính trị (không ít tin vỉa hè từ đó), được coi là người có tố chất cao tại Trung Quốc.

Người phát tài ở Bắc Kinh chủ yếu là người ngoại tỉnh, làm quan ở Bắc Kinh cũng chủ yếu là di dân tỉnh ngoài. Người Bắc Kinh lười biếng khó thành việc lớn.

Cùng với việc chính sách được nới rộng, chế độ hộ khẩu ngày càng bớt chặt chẽ, người tỉnh ngoài đến Bắc Kinh cướp cơm ăn. Tạo nên cảnh người Bắc Kinh thất nghiệp càng đông, cảm giác mất mát rất lớn.

Văn hoá Bắc Kinh là sự hoà nhập của nhiều loại: văn hoá thể chế quan phương, văn hoá của phần tử trí thức và văn hoá dân gian. Tất cả đều ở trạng thái cộng sinh, văn hoá hiện đại chung sống hoà bình với văn hoá truyền thống, cái nào cũng có phong cách riêng, cũng có nét tự hào riêng.

Người Thiên Tân(天津)

alt

Thật khó tưởng tượng nổi, ở ngay cạnh Bắc Kinh mà tiếng nói lại vô cùng độc đáo (nghe nói bị ảnh hưởng của quân đội Hoài của Lý Hồng Chương). Đây là một thành phố trực thuộc Trung Ương dễ bị người ta quên.

Tính cách đàn ông Thiên Tân sảng khoái nhưng có suy nghĩ an phận với hiện tại không có chí tiến thủ. Là người nghĩa khí, làm việc quả đoán, rất dễ kết bạn. Tính cách phụ nữ đã nam tính hoá, làm vợ không bằng làm bạn, chửi người không tiếc lời, không hiền lành chút nào!

Người Thiên Tân bản tính khôi hài.

Thực ra Thiên Tân không phát triển lắm, Bắc Kinh đã hút cạn các vùng xung quanh, Bắc Kinh không hề bị cắt điện, nếu có cắt thì cắt Thiên Tân, Hà Bắc…

Người Thiên Tân xưa nay không phục người Bắc Kinh, bóng đá mà gặp nhau là tử chiến! Kiến trúc ở Thiên Tân còn đậm màu sắc văn hoá truyền thống, nghệ nhân dân gian nhiều. Thiên Tân không thích hợp với định cư, dù cát bụi không bằng Bắc Kinh.

Người Sơn Đông(山东省)

alt

Quê hương Khổng Mạnh, tỉnh của lễ nghĩa, từ xưa Sơn Đông đã có nhiều tuớng, nhiều kẻ sĩ trung nghĩa. Có thể là do quá thẳng thắn, nên ít có nhà mưu lược và hoàng đế.

Hình tượng của người Sơn Đông nói chung khá tốt. Đàn ông có tinh thần trách nhiệm cao, trung hậu, bộc trực, nặng tình người, trọng hiếu thuận, bên ngoài thô lỗ, bên trong tốt đẹp, được văn hoá nhà Nho tôi rèn, đặc biệt coi trọng quan hệ giao tiếp và tôn trọng đẳng cấp.

Quan niệm gia đình mạnh, rất thích hợp làm bố, làm chồng. Phụ nữ hiền hậu lo việc nhà, nhưng ngang ngược. Chân tương đối to, tiếng nói rất khó nghe. Ý thức quê cha đất tổ của người Sơn Đông rất nặng, lòng tự hào rất mạnh.

Người Sơn Đông nấu rượu giỏi nhưng phần lớn là rượu kém chất lượng. Người Sơn Đông thích ăn hành tỏi, nên phần lớn đều hôi mồm, nhưng ít người mắc bệnh ung thư, nói chung ăn ít rau, cứ có hành tỏi là được.

Người Sơn Đông thích ăn màn thầu (bánh bột mì hấp không nhân), thân người cao lớn. Tiếng Sơn Đông nghe có vẻ thân thiết. Vùng ven biển rất giàu, nhất là vùng Thanh Đảo, Yên Đài. Nghe nói kinh tế Sơn Đông sẽ nhanh chóng vượt Quảng Đông để trở thành nhất nước.

Quan niệm của người Giao Đông tương đối mạnh, nhiều người Thanh Đảo cho rằng làm người Sơn Đông có chút thiệt. Đội bóng đá Thanh Đảo thi đấu quyết tử với đội bóng của tỉnh. Phụ nữ Thanh Đảo rất thời thượng, mỹ nữ không ít. Một vài nơi trong tỉnh còn nghèo.

Người Sơn Tây(山西省)

alt

Nền tảng văn hoá sâu dày, nhưng cặn bã chiếm đa số. “Mặt vuông, đường nét rõ ràng, mũi ngắn mà to” là hình tượng điển hình của người Sơn Tây.

Người Sơn Tây thực thà, yên phận, trung thành đáng tin, thích đi bộ tới nơi làm việc. Nhưng đầu óc chưa đủ linh hoạt, đần độn cố chấp, cẩn thận nhưng sợ việc, không có phong cách kinh doanh.

Nơi này người đông đất hẹp, đất đai cằn cỗi, công nghiệp lạc hậu, quan niệm lạc hậu, may mà có nhiều mỏ than. Mặc dù Sơn Tây nghèo nhưng người giàu không ít, phần lớn là đổi lấy từ xương trắng của công nhân các hầm mỏ trong tỉnh.

Đã từng có nhóm giàu có đến Bắc Kinh, tập thể vơ vét nhà đất, dù ăn vận đúng mốt vẫn không giấu nổi dáng vẻ xấu của bọn mới phất, bị người Bắc Kinh cười nhạo.

Lâm Phần được gọi là thành phố than, năm nay được xếp vào loại thành phố bẩn nhất thế giới. Trong không khí ở Thái Nguyên, Đại Đồng có nhiều hạt sạn than. Khó tìm được một nơi non xanh nuớc biếc tại Sơn Tây.

Những kẻ làm quan ở Sơn Tây vô cùng ngu muội, thích ra vẻ ta đây, lên thêm một chức là đã có người chết, chính quyền mà như nha môn. Đàn ông tuy đáng tin nhưng bủn xỉn.

Người Sơn Tây nổi tiếng vì hà tiện. Người Sơn Tây dù ăn vận “nhà quan” vẫn không hợp thời, ăn uống giản dị, ăn gì cũng phái có dấm. Phụ nữ mặc dù coi trọng đạo lý nhưng khi làm vợ cũng có chút sĩ diện.

Thương nhân Sơn Tây đi khắp thiên hạ, nhưng vẫn “lá rụng về cội”, thường đặt tổng bộ của mình tại mấy nơi nho nhỏ thuộc tỉnh quê hương cho nên không phát triển được.

Người Hà Nam(河南省)

alt

Tỉnh Hà Nam là cái nôi của dân tộc Trung Hoa, trong sáu cố đô của Trung Quốc có ba cái ở Hà Nam. Thế nhưng thanh danh hiện nay rất xấu, các công ty lớn tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến đều không muốn thuê dùng người Hà Nam.

Đã có câu nói: “phòng lửa, phòng trộm, (đề) phòng người Hà Nam”, thậm chí tại Thâm Quyến đã từng có biểu ngữ “nghiêm khắc đả kích bọn tội phạm Hà Nam”.

Có thể là do đất hẹp người đông (sắp đạt 100 triệu dân), nên cạnh tranh dữ dội, rất nhiều người dường như xảo quyệt là thiên tính. Độ tín nhiệm của các công ty Hà Nam rất xấu, hễ lừa được là lừa, hễ hãm hại được là hãm hại, buôn bán làm ăn với họ là rất mạo hiểm.

Trịnh Châu, Tân Hương, An Dương tập trung rất nhiều công ty lừa gạt, dùng các phương thức như uỷ thác gia công, liên minh, để lừa gạt, chính quyền địa phương về căn bản không quản lý.

Người Hà Nam phổ biến có địa vị không cao tại các thành phố lớn nhưng tiếng tăm lại rất nổi; thu nhặt đồ phế phẩm rất nhiều, và thường thuận tay dắt bò. Số gái điếm cũng không ít, thường lang thang tại thành phố. Tỷ lệ người Hà Nam phạm tội ở Bắc Kinh chỉ dưới người Đông Bắc, nên ở đâu cũng bị chèn ép, thậm chí nhiều người Hà Nam phải nói dối là người Hà Bắc, người Sơn Đông.

Thực ra người Hà Nam rất chăm chỉ, chịu khổ được, tập quán sinh hoạt vốn thật thà chất phác, nhất là người nông thôn. Tuy vậy có nhược điểm là bảo thủ, thành kiến, không nghĩ đến tiến thủ. Là tỉnh có sức lao động lớn nhất Trung Quốc.

Người Hà Nam ở nhà rất coi trọng lễ nghĩa, các chuyện ma chay cưới xin, sinh đẻ, lễ tết… đều rất coi trọng. Tuy nhiên người Hà Nam nổi tiếng vì không thích tắm rửa.

Nói chung tiếng xấu với người Hà Nam đã thâm căn cố đế. Nhiều người thường trách mắng người Hà Nam, nhưng lại quên mất rằng tổ tiên người Khách Gia thậm chí người Thượng Hải đều là người Hà Nam.

Người Hồ Bắc(湖北省)

alt

Là láng giềng của tỉnh Hà Nam, trình độ xảo quyệt không thua người Hà Nam, hàng giả tại một đường phố tại Hồ Bắc đã từng nổi tiếng tại Trung Quốc. Tuy vậy thanh danh người Hồ Bắc không xấu như vậy, đây được coi là tỉnh có nhiều hồ nước, nước nhiều tự nhiên tính tình linh hoạt, và có nhiều mỹ nữ.

Người Hồ Bắc rất thông minh, số người đạt kết quả cao trong các kỳ thi vào đại học rất cao. Người Hồ Bắc học giỏi, trường trung học phổ thông Hoàng Cương nổi tiếng cả nước, thậm chí nhiều trường học trọng điểm của Bắc Kinh, Thượng Hải cũng không bằng.

Thiên Môn nổi tiếng là quê hương của Hoa Kiều trong nội địa. Hồ Bắc có những nơi rất giàu, có thể so sánh với vùng ven biển. Tuy vậy ở mấy nơi tiếp giáp với Đại Biệt Sơn tỉnh An Huy, Hà Nam lại là vùng nghèo nhất nước.

Huyện Hồng An của Hồ Bắc được gọi là “huyện của các vị tướng” (có tới 223 vị tướng) đó là vì thời thế tạo anh hùng. Những năm tháng đó, nơi nào càng nghèo, tinh thần tham gia cách mạng càng cao.

Người Hồ Bắc hướng nội, biết giấu mình chờ thời, nhưng dũng khí (trong khi tìm hiểu đối tượng) không bằng người Hồ Nam.

Hồ Bắc cũng là tỉnh có nhiều nông dân vào thành phố làm thuê.

Người Giang Tô(江苏省)

alt

Miền Nam Giang Tô và miền Bắc Giang Tô hoàn toàn không giống nhau.

Miền Nam mưa thuận gió hoà là nơi có nhiều tài tử giai nhân. Trong lịch sử số người đỗ tiến sĩ đều nhiều hơn bất kỳ tỉnh nào. Các đại gia nghệ thuật, đại gia văn học, bậc thầy khoa học đời nào cũng nhiều.

Người Nam Giang Tô nhã nhặn, có nhiều môn đệ thư huơng, nhà ở đẹp, món ăn ngon, con gái cũng đa tài đa nghệ, dịu hiền mê người (làm vợ rất tốt nhưng hay tiếng to tiếng nhỏ).

Nơi này mưa phùn nhiều, gió lành thổi khắp, ngay nam giới cũng có tướng phụ nữ, da mịn, nói năng nhẹ nhàng, hành động từ tốn, giỏi tính toán, nhưng tinh ranh quá. Người ở đây rất thông minh, khí chất thư sinh, số người ra nước ngoài học tập đứng đầu cả nước.

Người Nam Giang Tô rất tôn trọng pháp luật, trị an ở Nam Kinh, Tô Châu cũng đứng hàng đầu. Đàn ông Nam Giang Tô nhu nhược dễ bị bắt nạt. Năm 1937, người Nhật một lúc sát hại hơn 30 vạn người mà nhiều người chạy không kịp. Năm 1644 quân Thanh vây thành Dương Châu, Giang Âm, một lính Mãn Thanh có thể giải 60 người ra pháp trưòng mà không phải trói, rồi lần lượt chém từng người, mà không ai dám chạy!

Từ Châu là trung tâm của vùng Bắc Giang Tô, người ở đây cao lớn. Trước đây động một chút là khởi nghĩa, sau này lại nhiều ăn mày (trong lịch sử Bắc Giang Tô, Bắc An Huy nổi tiếng vì có nhiều ăn mày). Có tiền cũng đi ăn xin. Tiếng Từ Châu giống mà lại không giống tiếng Sơn Đông, tiếng Hà Nam, tự thành một giọng riêng.

Bắc Giang Tô kinh tế tương đối lạc hậu, hình tượng với bên ngoài không hay lắm, nhất là tính thích chiếm lợi nhỏ nổi tiếng số một. Trong bản tìm bạn trai của một cô gái Thượng Hải đã ghi “nhân sĩ Bắc Giang Tô xin miễn bàn”.

Người Thượng Hải(上海市)

alt

Thượng Hải là thành phố phát triển nhất của Trung Quốc, tính bao dung kém, thịnh hành tiếng địa phương, người ngoại tỉnh khó hoà nhập.

May mà không phải là thủ đô, nếu không ngay người Bắc Kinh cũng không coi ra gì. Với người Thượng Hải người ngoại tỉnh nhất loạt đều là “dân nhà quê”. Thế nhưng Thượng Hải mới có hơn một trăm năm lịch sử, có tới 1/3 dân Thượng Hải là di dân Ninh Ba.

Phụ nữ Thượng Hải cử chỉ dễ nhìn, ăn nói hoà nhã rất có phong cách nữ giới. Nhưng con gái Thượng Hải không thích lấy chồng trong nước. Phần lớn chỉ thích lấy chồng Nhật, chồng Hàn quốc, trong đó lấy chồng Nhật là lý tưởng của không ít cô…

Đàn ông Thượng Hải tiểu khí, tự tư, tính toán chi li, thường cãi vã hồi lâu trên đường phố, nhát gan, sợ vợ, thậm chí giặt cả đồ lót cho vợ, thường bị gọi là “thằng nhỏ”.

Thực ra nếu nhìn từ góc độ khác sẽ thấy nam giới Thượng Hải rất tôn trọng nữ giới, chăm sóc vợ chu đáo. Trong tư giao người Thượng Hải tương đối có lý trí, có thể là bạn tri âm về tinh thần.

Cho nên có không ít nhà ngân hàng, thương nhân và học giả người thi nhân, nhưng khó có võ tướng và hiệp khách. Thương nhân Thượng Hải đều là người tinh thông nghề nghiệp, vừa thông thạo hàng hoá, vừa giỏi lý luận.

Người Thượng Hải kiếm tiền không giỏi, nhưng có tư cách, sinh hoạt nghiêm túc, biết giữ chữ tín, tôn trọng luật pháp. Chất lượng sản phẩm Thượng Hải đứng đầu cả nước. Người Thượng Hải không tranh giành với người, thích hợp với việc kết bạn nhưng trước tiên phải làm cho họ nể mình.

Người An Huy(安徽省)

alt

Từ xưa An Huy đã là nơi cùng khổ, ở giữa sông Trường Giang và sông Hoài, thiên tai không dứt. Mỗi lần chiến tranh, loạn lạc đều không tránh An Huy.

Người An Huy linh hoạt mềm dẻo không bằng người phương Nam, cương nghị dũng mãnh không bằng người phương Bắc. Là tính cách quá độ của người phương Bắc và người phương Nam.

Đàn ông An Huy chất phác ít nói, giỏi và nhanh nhạy trong suy nghĩ, chịu khổ được, kỹ thuật khá. Con gái An Huy mông lung, da trắng toát. Huyên Vô Vi nổi tiếng là tỉnh có nhiều bảo mẫu trong cả nước.

Người An Huy giữ được nhiều mỹ đức truyền thống của dân tộc Trung Quốc. An Huy là tỉnh lớn có nhiều nông dân vào thành phố làm thuê (sau tết nguyên đán có từng đoàn chuyên xa chở nông dân vào thành phố làm thuê quay lại Thượng Hải). Dân An Huy trên công trưòng khá nhiều. Tuy vậy thuơng nhân huyện Vi xưng hùng thế giới 300 năm. An Huy có ảnh hưởng rất sâu xa tới chính trị và văn hoá cận đại Trung Quốc.

Kinh tế An Huy hiện nay không nổi bật, thậm chí GDP không bằng một thành phố Tô Châu, Vô Tích, Thường Châu. Kêu gọi đầu tư khó, doanh nghiệp vừa mở cửa đã bị các loại phí làm sụp đổ, không làm anh chết cũng khiến anh phải bỏ chạy. Luôn mồm nói học Chiết Giang, học Sơn Đông nhưng chỉ học trên miệng, càng học khoảng cách càng lớn. Phụng Dương là huyện thực hiện khoán đến hộ sớm nhất nước nhưng nay vẫn nghèo.

An Huy là tỉnh địa linh nhân kiệt, nhân tài ưu tú rất nhiều, mỗi năm chạy ra tỉnh ngoài không ít. Thượng Hải là nơi người An Huy muốn tới nhất, nhưng về cơ bản người Thượng Hải lại coi người An Huy không ra gì.

Nam Kinh là thành phố gương mẫu cả nước về trị an, tội phạm chủ yếu ở đó là người An Huy. Gạo nhiễm độc, thuốc giả đã huỷ hoại danh tiếng An Huy. Hợp Phì, và Trịnh Châu tập trung nhiều công ty lừa gạt.

Nam An Huy phong cảnh rất đẹp là nơi du lịch phát triển.

Người Chiết Giang(浙江省)

alt

Từ xưa là vùng đất hoang dại. Từ sau đời Đông Tấn khi mở mang Giang Nam mới được khai thác. Thời Nam Tống trở thành vùng giàu nhất Trung Quốc.

Chiết Giang nhiều sông nhiều núi. Tiếng địa phương phức tạp như Phúc Kiến, tiếng Hàng Châu, tiếng Thiệu Hưng, tiếng Ninh Ba, tiếng Đài Châu, tiếng Ô Châu chẳng ai nghe hiểu ai.

Chiết Giang là tỉnh văn hoá lớn của Trung Quốc, có nhiều nhân tài ”Giang nam nhiều sông, nhiều núi, nhiều tài tử”, nhưng hiện nay về giáo dục, khoa học, y tế, thể dục thể thao đều kém Giang Tô nhiều.

Trong lịch sử Chiết Giang đã từng có nhiều đại thương nhân giàu có nhất thiên hạ, tài phiệt. Chiết Giang là cơ sở của chính quyền Tưởng Giới Thạch. Thương nhân Chiết Giang là nhóm người biết kiếm tiền nhất nước. Đầu óc người Chiết Giang linh hoạt, giỏi suy tính, biết cách thay đổi, đoàn kết, thực tiễn. Phụ nữ dịu dàng như nước, chịu được khổ, buôn bán không thua nam giới.

Giày da và quần áo của người Ôn Châu bán khắp thế giới. Người Chiết Giang đặt chân hầu như trên mọi ngành nghề của Trung Quốc như nhà đất, điện, khai thác mỏ, xây dựng, internet, kỹ thuật cao… Trước đây Chiết Giang là tỉnh xuất khẩu lao động lớn nhưng hiện nay ít thấy nông dân Chiết Giang vào thành phố làm thuê vì họ đã hoàn thành tích luỹ tư bản.

Người Chiết Giang lấy bốn biển làm nhà, như kiến chạy khắp thiên hạ, hầu như xó xỉnh nào cũng có người Chiết Giang. Thương nhân Chiết Giang, mà Ôn Châu là đại biểu, được gọi là “người Do Thái Trung Quốc”.

Năng lực sinh tồn của người Chiết Giang khiến người phương Tây khiếp sợ. Trong đầu óc người Chiết Giang, buôn bán không có vùng miền, thị trưòng không có giới hạn. Chỉ cần kiếm được tiền thì dù là khuy áo, bật lửa, kính bút, giày dép họ đều làm tất.

Có tới 5 triệu người Chiết Giang thành đạt ở ngoài. Người Chiết Giang kinh doanh nhà đất khắp nước, khai thác than ở Sơn Tây, bán quần áo, giày dép ở châu Âu, thậm chí mở siêu thị ở châu Phi.

Nhưng cũng có nhiều thương nhân người Chiết Giang làm hàng giả, bán hàng giả, buôn lậu. Giày da, thắt lưng, quần áo Ôn Châu đã từng là đại danh từ cho sự giả mạo xấu xa, ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh tiếng hàng hoá Trung Quốc.

Gần đây Mỹ tẩy chay hàng hoá Trung Quốc, Tây Ban nha đốt giày Trung Quốc về cơ bản đều có liên quan tới người Chiết Giang, các cơ sở sắc tình ở Ô Châu nổi tiếng xấu cả nước.

Chiết Giang cũng phân hoá hai cực, miền tây và một số nơi trong tỉnh còn nghèo.

Người Giang Tây(江西省)

alt

Trong ngòi bút của Vưong Bột (nhà thơ Đường nổi tiếng), đây là “quê hương của cá và gạo”.

Các danh nhân văn hoá các đời nối nhau xuất hiện, Đào Uyên Minh, Vương An Thạch, Âu Dương Tu, Văn Thiên Tưòng, Thang Hiển Tổ… Lý học Trình Chu, Phật học Thiền Tông, Đạo học Lão Trang đều bắt nguồn ở Giang Tây, hoặc hình thành tại Giang Tây.

Có thể nói Giang Tây chiếm một nửa văn hoá truyền thống ưu tú của Trung Quốc.

Phần lớn người Giang Tây là người Khách Gia, cũng phần lớn là những dòng họ ở Trung Nguyên phương Bắc thời Tấn. Đường di dân đến, là những người thừa kế văn hoá chính thống, được tôi rèn lâu dài tư tưởng trung thành của nhà Nho và quan niệm vô vi của Đạo giáo, nên bằng lòng với hiện trạng, tư tưởng trung dung, trung thành, giữ chữ tín, ý thức mạo hiểm không sâu, quan niệm gia tộc rất mạnh.

Có tới 8994 nhà thờ họ tại Giang Tây, nhiều nhất nước, do vậy tiếp nhận tư duy mới, sự vật mới rất khó. Giang Tây thuộc vùng “đầu Ngô đuôi Sở”, cộng thêm là thành phố trong nội địa, nên người Giang Tây có ý thức kinh tế tiểu nông như đóng của, bảo thủ, tự mãn tự rúc ở trình độ nhất định.

Những tổ tiên của người Giang Tây phần lớn là chạy trốn chiến tranh mà đến nên tâm thái mong muốn hoà bình, an cư lạc nghiệp ảnh hưởng đến hậu duệ. Người Giang Tây thật thà, hàm súc, không khoe khoang và cũng không giỏi thể hiện.

Người Giang Tây khá giống câu nói “ngưòi sợ nổi tiếng, lợn sợ béo”. Đạo xử thế này có cái hay là quan hệ giao tiếp tương đối hài hoà. Nhưng quan niệm này đồng thời cũng có khuyết điểm là không để cho người ta biết mình.

Người Giang Tây nổi tiếng vì phong cách thận trọng. Con gái Giang Tây tuy không nổi tiếng phong tình như gái Hồ Nam sát ngay cạnh, nhưng tính nết hiền thục, nấu ăn rất giỏi.

Mặc dù là thủ phủ của tỉnh nhưng Nam Xưong là thành phố loại vừa miền trung của Trung Quốc. Thành phố tương đối loạn, đầy rác rưởi, chỗ nào cũng thấy người vi phạm kỷ luật trật tự, động một tí là cãi nhau.

Cảnh Đức vốn được gọi là thủ đô sành sứ nay đã thành hư danh, hàng giả rất thịnh hành. Giang Tây là tỉnh nghèo nhất vùng Hoa Đông, số huyện nghèo đứng đầu cả nước, tại đây khó tìm ra một vùng giàu có.

Người Phúc Kiến(福建省)

alt

Phúc Kiến là tỉnh non xanh nước biếc nhưng giao thông rất kém, không đủ đát canh tác, dân chỉ giỏi buôn bán và lừa gạt.

Nhiều Hoa Kiều và kiều bào ở Đài Loan, bắc Mỹ, bắc Âu đều có người Phúc Kiến. Ngoại tệ từ nước ngoài chảy về không dứt, các thôn đều có ngân hàng.

Người Phúc Kiến đặc biệt giỏi buôn bán, chăm chỉ chịu được khổ, thích mạo hiểm năng lực thích ứng mạnh, thích thú giang hồ đó đây, không có học cũng làm ăn buôn bán (người đi học ở Phúc Kiến rất ít). Người Phúc Kiến không dễ tin người.

Quần áo, giày mũ Tuyền Châu, Tân Giang, Thạch Sư nổi tiếng thiên hạ. Người huyện Sa mở quán ăn nhỏ khắp nước. Người Phu Điền ngoài việc bán quần áo còn có phương thuốc gia truyền chữa bệnh liên quan đến tính biệt, có tới 80% hiệu thuốc chữa các bệnh thuộc loại đó có ông chủ là người vùng này.

Là tỉnh có nhiều tiếng địa phương như tiếng Phúc Châu, tiếng Ninh Đức, tiếng Tuyền Châu, tiếng Long Nhâm… chẳng ai nghe hiểu ai. Nghe nói có nơi người bên này núi nghe không hiểu người bên kia núi nói, không khuyếch đại chút nào… Dùng gái để lừa tiền tại Phúc Châu một dạo nổi tiếng.

Người Đài Loan(台灣)

alt

Người Đài Loan hiện nay chủ yếu là do người dân đã ở đó từ trước, di dân nam Phúc Kiến thời kỳ đầu và di dân đại lục khi Quốc Dân đảng chạy ra đó tổ thành. Đài Loan là một đảo nhỏ, có một nền văn hoá nửa Trung Quốc và chịu ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc.

Người Nhật thống trị Đài Loan 50 năm, người Đài Loan bị coi là công dân hạng hai, quan văn làm không đến trưởng khoa (khoa một đơn vị hành chính dưới cấp phòng), quan võ không đến cấp tá.

Nghe nói người Đài Loan hiện nay ít có cảm giác đồng thuận với người Trung Quốc đại lục. Phần lớn chỉ cho mình là người Đài Loan, đồng thời đã bị Tây hoá nặng nề. Thế nhưng người Đài Loan đến đại lục kinh doanh không thích bàn chuyện chính trị.

Người Đài Loan vô cùng mê tín, rất thích bao “nàng hai”. Tuy vậy họ sống có qui củ, có thứ tự trên dưới già trẻ, trọng nam khinh nữ.

Người Đài Loan trên đảo có cảm giác quần thể rất mạnh, nhưng các phe phái đấu tranh rất dữ. Tuy vậy tính cách nhu nhược. Mafia Đài Loan thích dùng vũ khí tất nhiên là vũ sĩ đao. Tuy vậy mafia không được coi là chính đạo ở đây.

Người Hồ Nam(湖南省)

alt

Người Hồ Nam được gọi là “người phương Bắc của phương Nam” tính cách bộc trực, khí khái dữ dội như ớt cay, cổ họng cũng tương đối lớn. Sử sách cổ có nhiều từ ca ngợi người Hồ Nam nhất. Ví dụ:

  • Sở chỉ còn 3 hộ vẫn có thể diệt Tần.
  • Không có Hồ Nam không thành quân đội.
  • Người Hồ Nam chưa đổ, Hoa Hạ chưa đổ.

Quân Hồ Nam của Tăng Quốc Phiên, Tả Tông Đường đã kéo dài thêm hương hoả nhà Thanh gần nửa thế kỷ, nhiều nguyên lão khai quốc của đảng cộng sản là người Hồ Nam. Có thể nói bộ cận đại sử Trung Quốc và nửa bộ hiện đại sử Trung Quốc là do người Hồ Nam dùng máu tươi và sinh mệnh của mình viết nên.

Người Hồ Nam thông minh, dũng cảm, mạnh mẽ quả quyết, dám đảm nhiệm việc lớn coi thiên hạ hưng vong là trách nhiệm của mình, “nước Trung Hoa chỉ diệt vong khi người Hồ Nam chết hết”. Người Hồ Nam tập trung được mỹ đức ưu tú của dân tộc Trung Hoa. Học tập, đi lính đánh nhau, lao động đều tốt.

Thế nhưng gần đây phong khí xã hội đã có xu thế giảm sút. Trường Sa là thành phố tiêu dùng điển hình, các nhà tắm đầy thành phố (đều kèm theo gái) nhưng giá rất đắt, dân địa phương không có tiền vào tắm và thường do người Quảng Đông tới làm mưa làm gió.

Song Phong là ”quê hương làm các loại giấy chứng nhận giả” của Trung Quốc. Huyện Sâm Châu toàn là tham quan. Người Hồ Nam có 3 loại khí: linh khí, phỉ khí và bá khí, một khi trở thành nhóm bạo lực thì nguy hại cực lớn.

“Đảng ô tô” mà Quảng Đông đang đả kích mạnh chủ yếu là người Hồ Nam, “Nhóm Hồ Nam” vượt trội hơn “Nhóm Đông Bắc” và “Nhóm Quảng Tây”.

Hồ Nam có nhiều gái đẹp, đảm đang thông tuệ, làm việc tháo vát, nhưng làm vợ thì không đáng tin lắm, đã có câu nói ”Tương nữ đa tình” (gái Hồ Nam thường đa tình), số người làm việc trong ngành dịch vụ bằng vai phải lứa với các chị em Tứ Xuyên, Đông Bắc. Ở đây có câu “chỉ cười nghèo chứ không cười xướng ca”. Là tỉnh lớn xuất khẩu “các vợ hai”.

Người Quảng Tây(广西省)

alt

Ở Quảng Tây chủ yếu có hai loại tiếng địa phương là tiếng Quế, Liễu (tiếng Quế Lâm và Liễu Châu rất gần tiếng Hồ Nam) và tiếng Nam Ninh (loại biến chủng của tiếng Phổ Thông Quảng Đông, rất khó nghe). Khí hậu Quảng Tây viêm nhiệt.

Người Quảng Tây bị coi là có tính cách nhu nhược nhất ở Tung Quốc, thường được coi là đại biểu cho sự mềm yếu có thể coi thường. Từ thời xưa đã thiếu vắng dũng sĩ cũng như những bậc kiêu hùng, nếu tính cách người Trung Quốc đều như người Quảng Tây, thì đất lớn Trung Hoa đã bị các cường quốc chia cắt hết từ chiến tranh thuốc phiện.

Người Quảng Tây phổ biến gầy ốm, nước da xấu, tỷ lệ nam thanh nữ tú thấp nhất trong cả nước.

Ô tô công cộng, thậm chí cả xe ngựa ở Nam Ninh cũng rất lùn nhỏ. Đường phố Nam Ninh nhỏ hẹp, siêu thị thô sơ (siêu thị lớn là từ ngoại tỉnh đến), xe máy đứng đầu cả nuớc, chỗ nào cũng thấy cửa hàng bán cây thuốc. Người Nam Ninh ăn không khỏe và rất tiết kiệm.

Quan chức hủ bại, bất học vô thuật (bỏ tiền mua quan). Kinh tế tuy lạc hậu, nhưng quan niệm về tình dục rất cởi mở, đã có câu “đại học Quảng Tây không còn gái trinh”. Có 1000 NDT (khoảng 3 triệu vnd) là có thể bao được nữ sinh viên Học viện Nghệ thuật Quảng Tây.

Quảng Tây có rất nhiều nơi du ngoạn đẹp, nhưng không biết kinh doanh. Ngành nhà đất, may mặc bị người Ôn Châu (tỉnh Phúc Kiến) nắm hết. Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây) mặc dù cùng nguồn cội, nhưng lại “tính tương cận, tập tương viễn”. Tính cách chung của cả hai tỉnh này là cái gì cũng dám ăn.

Đàn ông Quảng Tây tiểu khí, tự tư, nhát gan, nhưng một khi đến Quảng Đông thì đã có biến đổi lớn về tính cách. “Đảng ô tô” chủ yếu là người Quảng Tây. Người nông thôn Quảng Tây tương đối thiện lương (kể cả người Choang ở vùng xa xôi hẻo lánh mà về cơ bản đã bị tộc Hán đồng hoá) thành thực, trung hậu, không có tính công kích, chỉ cần người ta thương hại là được. Nghiện đánh bạc, chơi các loại sổ xố khiến nhiều người tan cửa nát nhà, rất nhiều người chưa từng ngồi xe lửa.

Người Quảng Đông(广东省)

alt

Người Quảng Đông là nhóm người phức tạp nhất Trung Quốc, thân thể nói chung nhỏ, lùn, trán rô, mắt nhỏ mà sâu, mũi hơi rộng, môi dày. Có 3 ngôn ngữ chính: tiếng Phổ Thông, tiếng Triều Châu, tiếng Khách Gia.

Trong lịch sử Quảng Đông là một vùng pha tạp của Bách Việt, vùng ven biển còn có người Đông Nam Á đến ở, gọi là người Quảng Phủ, gồm cả người Hồng Kông, Ma Cao; người vùng Triều, Sán cũng có ngôn ngữ và phong tục độc đáo. Hai loại người này thuộc người ở đất Quảng Đông. Xem xét từ mặt sinh vật thấy nguồn gốc dân tộc không giống người phương Bắc.

Sau “Ngũ Hồ loạn Hoa” người Hán vùng Trung Nguyên (chủ yếu là ở Hà Nam) di cư một lượng lớn về phía Nam, tập trung sinh sống tại vùng Mai Châu, Hà Nguyên, và một phần vùng Kiết Dương, Sán Vỹ, nói tiếng Khách Gia. Bộ phận người Hán này phải được coi là người Hán “thuần chủng” về huyết thống nhất (người phương Bắc luôn luôn ở vào vị thế dân tộc hoà nhập). Có khoảng hơn 10 triệu người.

Tôn Trung Sơn, Lý Gia Thành cũng đều là người Khách Gia. Quảng Đông là tỉnh có người Hoa ra nuớc ngoài sớm nhất để kiếm sống, có hơn 20 triệu Hoa Kiều, người Triều Sán và Ôn Châu nổi tiếng ở nuớc ngoài vì kinh doanh, buôn bán.

Do người Quảng Đông bị ma quỉ hoá tuyên truyền nên tại Mỹ và Canada có có phong trào “bài Hoa” kéo dài nửa thế kỷ. Quảng Đông là nơi bắt nguồn cách mạng dân chủ cận đại, là giao điểm của văn minh Đông-Tây là lô cốt đầu cầu và người lính đứng đầu của cải cách mở cửa.

Người Quảng Đông là nhóm người hải dương, tràn đấy khí huyết và sức sống, đầu óc linh hoạt, giàu tính mạo hiểm, tính sáng tạo, dám đi trước thiên hạ. Người Quảng Đông không thích lý luận rỗng tuếch, chẳng để ý bàn bạc triết lý và cũng không hứng thú với chính trị. Người người đều vào ra bận rộn vì tiền, suốt ngày hết chạy đông lại chạy tây.

Người phương Bắc suy nghĩ trước, hành động sau, còn người Quảng Đông lại hành động truớc rồi mới suy nghĩ sau; coi trọng hiệu quả và giá trị, không coi trọng hình thức và thể hiện bề ngoài.

Hiện nay Quảng Đông đã trở thành vùng kinh tế phát triển nhất Trung Quốc. Phụ nữ Quảng Đông rất hiền hậu, giỏi việc bếp núc. Thế nhưng hình tượng nhân văn của Quảng Đông lại là hộ phất điển hình.

Lạnh nhạt, bài ngoại, tự đại. Quảng Châu là thế giới phồn hoa, là thành phố lãnh đạm nhất thế giới, nếu như chỉ hỏi đường với một người Quảng Đông mà lại nói tiếng tỉnh ngoài thì rất ít khi được trả lời. Láng giềng với nhau mà cũng cửa đóng then cài, chẳng ai để ý tới ai, thêm một việc chẳng bằng bớt đi một việc. Ở Quảng Châu muốn tìm một người sẵn sàng làm việc nghĩa còn khó hơn lên trời.

Người Quảng Đông bài ngoại từ lâu, đã từng gọi những người ngoại tỉnh là “thằng vơ vét”, gọi phụ nữ là “em gái xứ Bắc”, gọi người phương Tây là “quỉ”… Thậm chí ngay người Triều Sán ngay trong tỉnh cũng bị gọi là “thằng lạnh nhạt”. Nhiều người Quảng Đông tri thức địa lý nghèo nàn, thường tự cho mình là trung tâm, ngoài Quảng Đông ra đều là phương Bắc cả.

Người Quảng Đông không có văn hoá. Có văn hoá trà, văn hoá rượu, văn hoá ăn thịt rắn, văn hoá uống canh, nhưng không tiếp nhận quốc tuý, chỉ sung bái văn hoá Hồng Kông, Đài Loan. Người Quảng Đông về cơ bản không xem truyền hình Trung Ương, giữa kinh tế và văn hoá không bao giờ có sự cùng tiến, hầu như là sa mạc văn hoá. 500 doanh nghiệp lớn nhất nước, 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới chẳng có mấy đơn vị chịu đặt tổng bộ tại Quảng Đông

Người Quảng Đông không có tố chất. Mặc dù chưa ăn xong là họ đã sách túi chạy đi, rất vụ thực. Chẳng mềm tay trước mọi thứ của người khác. Tiêu thụ đũa ăn, hộp cơm dùng một lần nhiều nhất toàn quốc. Bất kể là nam hay nữ, ban ngày đều mặc quần áo ngủ đi dạo phố, vào siêu thị như chỗ không người.

Người Quảng Đông không quan tâm việc lớn quốc gia, không quan tâm tới sự phát triển của thế giới. Vinh nhục của đất nước chẳng hề bận lòng chỉ theo lối sống nhỏ bé của mình, chỉ quan tâm tới giá nhà ở và cổ phiếu của mình.

Nghiện đánh bạc thành tính, nổi tiếng thế giới. Loại xổ số nào cũng chơi, hễ phát hành là bán hết.

Người Quảng Đông rất mê tín, thích đi lễ tại đền chùa, mỗi năm mấy lần. Bàn thờ trong nhà ngày lễ ngày tết không bao giờ để tắt khói hương. Bảng số ô tô, số nhà, số điện thoại, ngày kết hôn, ngày mở cửa hàng đều chọn số 6 và số 8. Còn đến mức mổ bụng mẹ để sinh con đứng ngày đã chọn.

Ngày quốc nhục 19/8 hàng năm (ngày Nhật xâm lược 3 tỉnh Đông Bắc) lại là ngày lành tháng tốt của người Quảng Đông (vì đối với họ số 9 và số 8 đều là số đẹp). Có người xây mộ cha ông còn hào hoa hơn nhà ở của mình (không hoàn toàn là vì hiếu kính).

Đàn ông Quảng Đông rất vô sỉ, đàn bà thì chẳng ra làm sao. Đi trên phố thi thoảng gặp mỹ nữ thì đều là người Tứ Xuyên, Hồ Nam. Học sinh yêu sớm nổi tiếng cả nước, tiểu học đã bắt đầu biết tay nắm tay nhau, lên trung học là dám mạnh dạn hôn nhau.

Liệu có người đàn ông Quảng Đông nào không chơi gái không? Liệu có anh Quảng Đông sẵn tiền nào không bao “vợ hai” không? Phụ nữ Quảng Đông nếu không có đàn ông là không tự tin vào cuộc sống, không biết dựa vào luật pháp để bảo vệ mình.

Người Quảng Đông cái gì cũng dám ăn. Rắn, chuột, chó, mèo, ấu trùng, xuyên sơn giáp… cho đến cả thai nhi cũng như tất cả các loại động vật dã sinh được bảo hộ đều ăn tuốt.

Năm 1949 giải phóng quân Trung Quốc đánh xuống miền Nam, tham dự chiến dịch Lưỡng Quảng đều là người Đông Bắc khi nghe kể về những thói ăn kỳ lạ ở đây, có nhiều binh lính đã không muốn ra trận nữa.

Người Quảng Đông rất kiêu ngạo trong buôn bán. Làm ăn, qua lại với người Quảng Đông sẽ thấy họ, một là tinh nhưng không tín, hai là ngạo mạn. Thường nhìn người khác bằng con mắt: người có ta cũng có, người không có ta có, muốn là làm không muốn là bỏ đi. Nhưng khi cần anh thì lại giả tạo đến mức chịu không nổi.

Sách giả, thuốc lá giả, đĩa giả, tiền giả… do người Quảng Đông chế tạo lan tràn khắp nước. Cho thêm nước vào bình gaz, cho thêm thuốc nhuộm màu độc hại vào thực phẩm, biến cồn công nghiệp thành rượu nổi tiếng, lại còn thuốc giả, máy móc nhái thương hiệu nuớc ngoài.

Quảng Châu, Đông Quán, Thâm Quyến là những thành phố không có cảm giác an toàn nhất, Thành phố Đông Quán vừa bẩn vừa loạn, cũng có sông đào nhưng mùi thối thấu trời. Đáng sợ nhất là ban ngày mà trộm cướp vẫn hoành hành. Quảng Đông là tỉnh lớn nhất về “vợ hai”, tại Thâm Quyến, Đông Quán có rất nhiều “thôn vợ hai” rất tráng lệ.

Người Hồng Kông(香港)

alt

Người Hồng Kông sớm nhất là di dân Quảng Đông, bị nuớc Anh thống trị lâu dài. Trên người Hồng Kông có cả đặc trưng tính cách phương Đông và phương Tây, hàm súc của phương Đông, thẳng thắn của phương Tây, nhiệt tình của phương Đông, lãnh đạm của phương Tây, tình cảm của phương Đông, khách quan của phương Tây.

Trừ một số cá biệt ra đa số người Hồng Kông không tự đánh giá thấp nguồn gốc, dòng máu của mình và không tự phủ định. Cái phủ định là đại lục “không dân chủ”, “hủ bại” tâm trạng phổ biến là “yêu nước, yêu Hồng Kông, nhưng chưa chắc đã yêu đảng”.

Từ năm 1997 đến nay, tính đồng thuận của người Hồng Kông với tổ quốc đã không còn vấn đề gì, thậm chí những phần tử yêu nước ở đây, còn kích tiến hơn cả đại lục (việc bảo vệ đảo Điếu Ngư-Senkaku là một ví dụ, phi công vũ trụ Dương Lợi Vỹ được hoan nghênh nhiệt liệt ở Hồng Kông) khiến đại lục toát mồ hôi.

Hồng Kông đất hẹp người đông do đó cạnh tranh rất ác liệt, tạo nên tính cách sáng suốt, dám làm, kiên nhẫn, thực tế, khẩn trương, tất bật.

Người Hồng Kông mặc dù đã gần bị Tây hoá nhưng bất kể là trong việc cầu mong bình an, sự nghiệp thành đạt, chuyện hôn nhân, bệnh tật… đều đến chùa đền khấn vái cầu xin, có phần thành kính hơn người nội địa.

Người Hồng Kông cũng như người Đài Loan phần lớn bao “vợ hai” tại đại lục, ngay phu vận tải cũng bao “em gái Tứ Xuyên” tại Thâm Quyến.

Người Ma Cao(澳门)

alt

Bị Bồ Đào Nha thống trị hơn 400 năm nhưng quan niệm văn hoá truyền thống vẫn không thay đổi. Ma Cao và Hồng Kông chỉ cách nhau một cửa sông Châu Giang, nhưng Hồng Kông thì chen chúc náo nhiệt khiến lòng người chẳng mấy khi yên, còn Ma Cao tuy chen chúc mà không náo nhiệt, căng thẳng mà vẫn yên tĩnh khiến người ta thoải mái thư nhàn.

Chỗ nào cũng thấy tình người ấm áp rất ít khi nghe thấy tiếng tranh cãi, càng chẳng thấy những hành động thô bạo. Có thể là nơi này đất hẹp người ít, người đi đường gặp nhau đều có cảm giác như là đã biết nhau rồi.

Đàn ông Ma Cao “nhỏ người nhưng bụng dạ rộng lớn” ngụ ý tuy không cao lớn như đàn ông Đông Bắc nhưng rất độ lượng, không tính việc nhỏ, tinh thẩn trách nhiệm cao; phụ nữ Ma Cao hết lòng với việc nhà, hiến dâng vô tư cuộc sống của mình cho cha mẹ, chồng, con.

Kinh tế Ma Cao đơn nhất, ngoài đánh bạc và du lịch ra chẳng có vị trí gì trên quốc tế. Việc Ma Cao về với tổ quốc có ý nghĩa tượng trưng chủ quyền lớn hơn ý nghĩa kinh tế.

Do không giàu có như Hồng Kông nên rất nhiều người Ma Cao thích đến mua sắm tại Chu Hải (Quảng Đông).

Người Hải Nam(海南省)

alt

Là nơi tổ tiên người Lê dời đến sớm nhất, là một quận thời Tây Hán, đến Ngũ Đại là nơi di dân Trung Nguyên đến nhiều nhất. Trong đó thời Tống, Minh, Thanh qui mô di dân lớn nhất mà chủ yếu là từ Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây.

Tỉnh Hải Nam là tỉnh thành lập sau cùng của Trung Quốc, trước đó là vùng xa và lạc hậu của tỉnh Quảng Đông, tiếng nói chủ yếu là tiếng Phổ Thông Quảng Đông mang đặc sắc Hải Nam.

Dân Hải Nam gốc rất bảo thủ, tầm nhìn hẹp, tự cho mình là giỏi, nhưng ngay khi nói cũng để lộ sự yếu đuối. Nước da đen là một đặc trưng điển hình, thân người lùn nhỏ, rất ít trai tài gái sắc.

Người Hải Nam chịu được nghèo nhưng không chịu được khổ. Do có nhiều di dân, thương nhân Hải Nam đã lộ rõ đặc sắc ưa thích đầu cơ, nhưng tư duy với tầm nhìn ngắn hẹp.

Hải Nam cũng là quê hương Hoa Kiều, nhưng nhiều người trong bọn họ vẫn thuộc loại nghèo không thành đạt như người Triều Sán và người Khách Gia ở nước ngoài. Đây là nơi buôn lậu khá phổ biến. Kinh tế Hải Nam còn rất yếu.

Có câu “đến Bắc Kinh mới thấy quan mình nhỏ, đến Đông Bắc mới thấy gan mình bé, đến Quảng Đông mới thấy tiền mình ít, đến Hải Nam mới thấy sức khoẻ mình rất không tốt!”

Người Vân Nam(云南省)

alt

Trong 3 tỉnh vùng Tây Nam, Vân Nam là tỉnh có màu sắc vùng biên nhất. Thời Hán Vũ đế được gọi là “đám mây đầy màu sắc ở Phương Nam”. Thành phố thủ phủ Côn Minh bốn mùa là xuân, khí hậu tốt lành, cảnh vật tuyệt đẹp.

Vân Nam là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số nhất Trung Quốc. Các dân tộc đều có văn hoá độc đáo của mình như: ca múa của dân tộc Bạch tại Đại Lý; nhạc cổ của tộc Nạp Tây vùng Lệ Giang; dân tộc Thái ở Xi Song Bản Na phong tình, đều là những điểm du lịch đông khách.

Nhìn chung do được thiên nhiên ưu đãi về địa lý và môi trường văn hoá nên Vân Nam được coi là tỉnh có sức hấp dẫn lớn về du lịch.

Vân Nam phát triển tương đối muộn vì người nội địa rất ít muốn tới vùng đất xa xôi này. Sau thời cận đại mới có người tới. Những người nổi tiếng của Vân Nam là nhà hàng hải Trịnh Hoà, nhà âm nhạc Nhiếp Nhĩ, nhà triết học Ngãi Tư Kỳ.

Ưu đãi của thiên nhiên đã khiến người Vân Nam phải trả bằng tính khép kín. So sánh với người Tứ Xuyên, người Vân Nam tỏ ra thoả mãn với cái vòng nho nhỏ của mình, an cư lạc nghiệp, tầm nhìn ngắn hẹp, tính cách nhu nhược, ít ra ngoài. Rất ít gặp người Vân Nam có mặt tại các nơi khác ở trong nuớc.

Kinh tế Vân Nam phát triển không hài hoà, còn nhiều vùng nghèo. Thuốc lá là ngành công nghiệp chủ đạo và cũng là tỉnh lớn nhất sản xuất ma tuý. Có vùng biên giới gần “tam giác vàng”. Rất nhiều người kiếm sống bằng cách buôn ma tuý, có nhiều “thôn gái goá” (đàn ông bị bắn chết).

Vân Nam là tỉnh khá đông dân (45 triệu). Người Vân Nam nhỏ bé ít trai tài, gái sắc.

Người Quý Châu(贵州省)

alt

Quý Châu là tỉnh dễ bị lãng quên nhất, nghe nói khi thành lập tỉnh còn tranh cãi không thôi.

Quý Châu là tỉnh duy nhất tại Trung Quốc không có đồng bằng, vào Quý Châu như vào một đất nước toàn núi đồi, hầu như không thấy một mảnh đất bằng phẳng nào lớn một chút.

Dân vùng núi có cuộc sống tương đối nghèo nàn. Thành phố thủ phủ Quý Dương có hơn 1 triệu dân, gần đây được Cục Khí Tượng Quốc Gia cho là “thủ đô nghỉ mát của Trung Quốc” khiến người Quý Dương rất tự hào đắc ý.

Tuân Nghĩa là nơi Hồng quân đi qua trên đường trường chinh, với cuộc họp mang tính lịch sử mà nổi tiếng.

Trong 3 tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên tập quán ăn uống và ngôn ngữ của Quý Châu gần với Tứ Xuyên hơn.

Quý Châu có thể coi như tỉnh của dân di cư, ngoài một số dân tộc thiểu số như Mèo, Bố Y… ra, người Hán đến đó đều qua mấy lần di dân lớn. Do mấy nguyên nhân như là miền núi xa xôi, giao thông không tiện, phát triển chậm, văn hoá lạc hậu…

Quý Châu ít có nhân tài. Người Quý Châu tại các tỉnh trong nội địa, khỏe mạnh hay làm, nhưng tinh thần chịu khổ không bằng người Tứ Xuyên.

Gần đây số nông dân vào thành phố làm thuê tăng nhiều, phần lớn tới đồng bằng sông Châu Giang. Số thiếu nữ lâm vào cảnh phong trần không ít.

Người Tứ Xuyên(四川)

alt

Tứ Xuyên có thể coi là tỉnh lớn văn hoá trong lịch sử, mỗi đời đều có nhiều nhân tài.

Nổi tiếng có nhà thơ Lý Bạch đời Đường (cũng có thuyết nói là người Cam Túc), có “ba Tô” đời Tống (chỉ 3 cha con nhà văn Tô Tuần), các nhà văn hiện đại có Ba Kim, Quách Mạt Nhược. Các chính khách tướng lĩnh như Chu Đức, Lưu Bá Thừa, Trần Nghị, Đặng Tiểu Bình… đều là người Tứ Xuyên.

Đất Ba Thục thời xưa được gọi là “thiên phủ chi quốc” (kho của nhà trời), sản vật dồi dào. Lưu Bang, Lưu Bị đều lấy đó làm căn cứ địa, dân số khá đông. Nhưng nơi đây bị trói buộc, hạn chế bởi văn hoá bồn địa (vùng trũng), bản tính bảo thủ, khép kín.

Người Tứ Xuyên hiếu chiến, hay chửi bậy, họng to nói lớn. Đàn ông Tứ Xuyên phần lớn béo lùn, mặt to, mũi nghiêng, mắt to, thông minh lanh lợi. Thích uống rượu, kỹ thuật nấu rượu nhất Trung Quốc, có nhiều loại rượu ngon.

Người Tứ Xuyên giỏi ăn uống chơi bời, thích đánh bạc. Thích ăn cay, lẩu cay nổi tiếng cả nước. Thành Đô là một thành phố nhàn tản, nhiều người chơi chim cảnh, hoặc đi dạo phố. Nhiều thành phố thị trấn ở Tứ Xuyên thiếu sức sống.

Năng lực phụ nữ Tứ Xuyên rất mạnh, nhiều đàn ông phải dựa vào vợ nuôi sống. Mỹ nữ Tứ Xuyên rất nhiều, là tỉnh lớn nhiều mỹ nữ nhất Trung Quốc. Số lượng làm “vợ hai” đông nhất nước. Số phụ nữ phong trần cũng đông nhất nước.

Tứ Xuyên là tỉnh có nhiều nông dân vào thành phố làm thuê, họ tới hầu hết các thành phố lớn trong nước, nhất là vùng đồng bằng sông Châu Giang.

Người Trùng Khánh(重庆)

alt

Thời xưa Tứ Xuyên thuộc đất của người Thục. Trùng Khánh thuộc đất của người Ba, người Ba và người Thục coi nhau là tử thù (hiện nay hai đội bóng, cứ gặp nhau là tử chiến).

Đất Ba Thục đã trải qua mấy lần chiến tranh loạn lạc. Thời Minh, Thanh khi quân đội vào Tứ Xuyên đã gây ra nhiều cuộc thảm sát. Người Thổ Giả dưòng như bị giết gần hết (đến đầu đời Thanh chỉ còn 90 vạn người). Vì vậy dân Tứ Xuyên ngày nay là sự hoà nhập của di dân Hồ, Quảng, Vân Nam.

Trùng Khánh là thành phố trên núi, còn bề bộn lắm.

Số người Trùng Khánh nghiện hút tương đối nhiều, thịnh hành đánh bạc, người mở quán trà đông, uống trà nhiều có khả năng để đánh bạc, chủ quán trà phần lớn là mafia. Mùa hè chỗ nào cũng thấy người đầu trọc chân đất đi du ngoạn hoặc vây quanh nồi lẩu sặc mùi ớt ăn uống.

Đàn ông Trùng Khánh hiếu sắc. Trùng Khánh ban đêm được coi là Hồng Kông nhỏ, trăm hồng ngàn tía vô cùng phồn hoa. Mấy huyện của Trùng Khánh dù kinh tế chưa ra làm sao nhưng ngành dịch vụ rất sôi nổi. Người Trùng Khánh không giống người Hồ Bắc làm xong rồi mới chơi, mà lại chơi rồi mới làm.

Phụ nữ Trùng Khánh cũng giống như phụ nữ Tứ Xuyên có thói quen chơi mạt chược. Họ không ưa đàn ông bản địa mà thích rời xa quê hương đi làm thuê.

Trùng Khánh có trên 32 triệu dân, nhưng số người có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên chỉ có hơn 1 triệu, vào khoảng 3%.

Người Tứ Xuyên đều cho rằng Trùng Khánh chỉ là một bộ phận của Tứ Xuyên, nhưng người Trùng Khánh sau khi được tách ra thành thành phố trực thuộc Trung Ương đã trở mặt không cho là như vậy. Tuy nhiên về nguồn gốc lịch sử hai nơi này không có khác biệt lớn.

Người Thiểm Tây(陕西省)

alt

Thiểm Tây là nơi phát nguyên nền văn minh truyền thống Trung Quốc, ở đây có thể tìm thấy dấu vết ban đầu của Hoàng Đế (ông tổ nhân văn ban đầu của Hoa Hạ).

Các triều đại Tây Chu, Tần, Tây Hán, Tuỳ, Đường đều đóng đô ở đây. Nghe nói có rất nhiều thôn trang cứ đào đất lên là thấy văn vật.

Có rất nhiều danh nhân trong lịch sử như Bạch Cư Dị, Tư Mã Thiên, Lỹ Tự Thành… đều là người Thiểm Tây. Cơ thể người Thiểm Tây phát triển đều, rất khỏe. Quân Tần xưa được mệnh danh là “đội quân hổ báo”, khiến quân chư hầu nghe thấy gió là bỏ chạy.

Người mặt vuông dài rất phổ biến, chất phác thật thà nhưng lại sảng khoái hào phóng. Tính tình khá bảo thủ, bằng lòng với hiện trạng, thích hò hát nhưng không giỏi kiếm tiền do vậy về tổng thể Thiểm Tây vẫn là tỉnh nghèo.

Người Thiểm Tây không những thích hát dân ca mà chửi người không thua người Đông Bắc. Người Thiểm Tây ăn uống giản dị, thích ăn thịt thái to, uống rượu bằng bát. Đàn ông Thiểm Tây quyến luyến gia đình, ít người ham gái, càng không có “vợ hai”. Con Gái Thiểm Bắc dịu dàng nhưng nội tâm cương nghị.

Thiểm Tây có nhiều món ăn bình dân nổi tiếng, nhưng phần lớn là món ăn của dân tộc Hồ. Tây An là cố đô lớn nhất của Trung Quốc. Đại học Tây An là đại học nổi tiếng của vùng phía tây Trung Quốc. Người Tây An tương đối xảo quyệt, bị coi là xấu nhất trong vùng Tây Bắc.

Vùng Thiểm Bắc tuy nghèo nhưng dân tình hiền hậu do đó Đảng Cộng Sản Trung Quốc mới đứng được ở đó lâu dài. Phong tục, ngôn ngữ Thiểm Bắc gần gũi với Tứ Xuyên, Hồ Bắc.

Người Ninh Hạ(宁夏)

alt

Ninh Hạ là nơi tập trung người Hồi đông nhất Trung Quốc. Dân đạo Hồi chiếm 1/3 dân số trong tỉnh. Dân Hồi đến từ Trung Á tạp cư với dân bản địa. Do theo đạo Hồi nên thức ăn đơn giản, thích ăn thịt bò, cừu, kiêng thịt lợn, thích đội mũ trắng không vành.

Diện tích Ninh Hạ nhỏ, có 6 triệu dân, người mang họ Mã đông nhất. Thổ phỉ “Mã gia quân” là nổi tiếng ở Tây bắc. Người Hán ở Ninh Hạ rất ít, phần lớn đến từ Sơn Tây. Thời Minh di dân đến khai hoang có tới hàng chục vạn người.

Phần lớn Ninh Hạ là sa mạc.

Rất nhiều người Ninh Hạ nhìn bên ngoài thấy hung dữ nhưng thực ra trong lòng nhân hậu, đối xử với người chân thành. Kinh tế Ninh Hạ tương đối lạc hậu, không có nơi nào giàu có, rất ít có danh nhân.

Giống với các tỉnh Tây Bắc khác, tính cách người nơi đây bộc trực, bảo thủ, kém thông minh. Không có mỹ nữ.

Ngân Xuyên là thủ phủ tỉnh nhưng qui mô chỉ bằng thành phố loại vừa vùng duyên hải.

Người Cam Túc(甘肃)

alt

Từ xưa Cam Túc đã là vùng biên thùy. Đất đai chủ yếu là hoàng thổ sa mạc. Rất nhiều địa phương “xuân phong bất độ Ngọc Môn Quan” (gió xuân không tới Ngọc môn quan) hoặc “Tây xuất Dương quan vô cố nhân” (ra khỏi tây Dương quan là không có bạn). Có thể nói là vô cùng thê lương.

Tài nguyên văn hoá rất phong phú nhất là văn hoá Đông Hoàng, thứ nữa là con đường tơ lụa. Danh nhân Cam Túc trong lịch sử có Phi tuớng quân Lý Quảng, Đường Cao Tông Lý Uyên, “thi tiên” Lý Bạch nghe nói quê ở Lũng Tây.

Các nơi ở Cam Túc đều nghèo. Do ở một góc Tây Bắc nên trong lịch sử thường loạn lạc không yên. Đây cững là nơi chính quyền giao tiếp, hội họp với các dân tộc bên ngoài.

Cũng có thể do là nơi phân tranh trong lịch sử, nên nơi này bị nhiều vết thương từ bên ngoài và đã ảnh hưởng nhiều tới tính cách người Cam Túc rất lớn: như quá bảo thủ, ít sáng tạo, chậm tiếp thu cái mới.

Thành phố Lan Châu bốn mặt là núi, ô nhiễm nặng nề nhưng con gái ăn nói rất cởi mở. Ninh Hội là huyện nghèo cấp quốc gia, hiện nay ngay nước uống cũng còn là vấn đề nhưng là nơi năm đó Hồng quân hội sư trên đường trường chinh. Tuy vậy dân rất hiếu học. Nghe nói chỉ riêng vùng thung lũng Silicon Bắc Kinh đã có tới hơn 1000 nhân tài cao cấp người Ninh Hội.

Có thể vì là vùng sa mạc nên người Cam Túc phần đông mặt đỏ, thân người khoẻ mạnh, ít ốm vặt.

Người Thanh Hải(青海省)

alt

Câu nói “Ông mày đứng đái ở đầu Tam Giang thì có tới hai phần ba người Trung Quốc uống được” là để hình dung người Thanh Hải. Thanh Hải là nguồn nước lớn nhất Trung Quốc. Thanh Hải rộng tới 720.000 km2 nhưng chỉ có 5 triệu dân, nếu chỉ xét riêng về dân số sợ không tính nổi là một tỉnh.

Dân cư chủ yếu là người Hán và người Tạng. Trong lịch sử phần lớn thuộc vùng Tạng, hiện nay người Hán đã chiếm ưu thế tuyệt đối. Do dân số ít lại là vùng tụ cư của nhiều dân tộc cho nên không hình thành văn hoá địa vực độc đáo.

Trên cao nguyên tia tử ngoại chiếu mạnh nên người sống ở đó có nước da đen nâu, tính cách sảng khoái, chất phác, lương thiện, trung hậu, chưa bị ngoại giới làm ô nhiễm.

Do ở sâu trong nội địa, nên học vấn kém, khép kín, ít va đập, phát triển chậm, không có ngành sản xuất then chốt, chủ yếu là dựa vào xuất nguyên liệu. Ít dân buôn, yên tâm với hiện trạng, hầu như chưa có danh nhân.

Người Thanh Hải có tửu lượng có thể nói là đứng đầu cả nước. Nghe nói tại vùng dân tộc ít người rất dễ mua được súng. Thủ phủ Tây Ninh chỉ là một thành phố loại vừa, một số thành phố khác thực ra chỉ là thị trấn nhỏ.

Người Nội Mông Cổ(内蒙古)

alt

Ở đây chủ yếu nói về phần phía tây Nội Mông, vì người dân từ Xích Phong trở về đông nói tiếng Đông Bắc. Mặc dù là khu tự trị nhưng hiện nay người Hán chiếm đa số.

Thể hình người Mông Cổ thô khoẻ, mặt rộng tai lớn, con mắt như có thần, trán nhô, tóc quăn, tiếng nói kêu vang, cánh tay dài hơn người, trông uy vũ nhưng là cái dũng của kẻ thất phu. Có tấm lòng thiện lương, đôn hậu với người, tính cách sảng khoái, dám yêu dám ghét, ít có đường ngang ngõ tắt, uống rượu khoẻ, rất nhiều người đã Hán hoá.

Người Hán ở phần tây Mông Cổ rất giống người Tây Bắc dù được gọi là Hoa Bắc, tiếng nói có màu sắc Tây Bắc, thật thà, an phận thủ cựu, không làm quan và buôn bán được. Bao Đầu, Hô Hoà Hạo (thành phố gang thép lớn của Trung Quốc và thủ phủ của Nội Mông) chủ yếu là người Hán di dân tới, không có nền tảng văn hoá gì.

Người Tân Cương(新疆)

alt

Diện tích rộng lớn, tài nguyên phong phú, là tỉnh giàu nhất vùng Tây Bắc.

Huyết thống và thành phần dân tộc khá phức tạp, nguồn gốc sớm nhất là Hung Nô rồi đến Đột Quyết rồi lại hỗn tạp với Mông Cổ, Tacta để hình thành dân tộc Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc ít người khác.

Tộc Duy Ngô Nhĩ thuộc hệ ngôn ngữ Đột Quyết, có nguồn gốc giống với dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ, thực ra khá gần gũi với người da trắng.

Phần lớn dân tộc thiểu số tụ cư tại miền nam, và phần đông theo đạo Hồi. Dân tộc thiểu số giỏi ca múa, mỗi khi vào dịp lễ hội đạo Hồi già trẻ gái trai đều hoan hỉ hết sức.

Người Duy Ngô Nhĩ hào sảng, nhiệt tình, hiếu khách, một khi đã kết bạn là mang hết rượu ngon thức nhắm tốt ra thiết đãi khách. Khiến khách không có cảm giác là khách mà như nhà mình vậy.

Tuy vậy kiêng cấm cũng nhiều, người ngoài tới nếu không am hiểu rất dễ phạm đại kị. Nữ giới cấm mặc quần áo hở hang, cấm đánh rắm (dù là kêu hay xịt). Không được ăn thịt lợn, lừa, chó.

Đàn ông Duy Ngô Nhĩ nói chung đẹp trai, thân người cao lớn, mặt có góc cạnh, lộ rõ khí chất đàn ông. Phụ nữ có rất nhiều người đẹp mang đặc sắc Trung Á. Người Duy Ngô Nhĩ rất ít khi kết hôn với người Hán.

Tại vùng xa phía Nam có thế lực “Đông Đột” (một tổ chức chống đối) khá mạnh. Cơ sở có mặt tại cả Đức, Mỹ, Australia, Thổ Nhĩ Kỳ…

Những người Duy Ngô Nhĩ giàu có thường kinh doanh cửa hàng ăn của dân tộc tại các thành phố lớn trong nội địa.

Do nghèo khổ nên kẻ trộm người Duy Ngô Nhĩ có mặt tại hầu hết các thành phố lớn trong nuớc. Vì sự đoàn kết dân tộc trong cả nước nên chính quyền địa phương không dám nghiêm trị, khiến có kẻ không sợ mà dám công khai trấn lột.

Ở trong tộc người Đông Hương, Duy Ngô Nhĩ có nhiều người buôn bán ma tuý. Gần đây còn tham gia các trò lừa gạt, bán hàng giả.

Người Hán ở Tân Cương có lịch sử ngắn ngủi. Về cơ bản là:

  • Người trong các binh đoàn xây dựng, sau khi phục viên đã ở lại.
  • Bên cạnh đó là một số thanh niên lên núi xuống làng thời cách mạng văn hoá.
  • Một số khác là nông dân nghèo người Hà Nam, Hồ Bắc… đến mưu sinh.

Cho nên tại đây chưa hình thành văn hoá địa vực rõ rệt. Dân cư tập trung tại một số vùng như Urumqi, Shihezi, Karamay.

Người Tây Tạng(西藏)

alt

Có nguồn gốc là hậu duệ của Thổ Phiên thời xa xưa, và pha tạp với huyết thống thổ dân Tây Bắc. Vưong triều Thổ phiên Tùng Tán Can Bố thịnh trị một thời. Sau khi Hốt Tất Liệt chinh Tây mới bị đưa hẳn vào bản đồ Trung Quốc.

Người Tây Tạng mang khí hậu cao nguyên, tia tử ngoại ở đây chiếu khá mạnh, sắc mặt người đen, da có màu giống da người Ấn Độ, tuy vậy không đen đều. Đàn ông người Tạng tóc quăn. Phụ nữ Tây Tạng không đẹp.

Người Tây Tạng coi trọng thờ cúng, chân thật mà khoan dung. Tây Tạng là nước Phật, ở đây không có đạo nào khác.

Người Tây Tạng nói chung ít nói chuyện vệ sinh (nghe nói rất nhiều người chỉ tắm rửa khi mới chào đời và sau khi chết). Họ hiếu khách, thường mời uống trà sữa, rượu hoa quả.

Vùng núi phía Nam là “Giang Nam của Tây Tạng”, có khí hậu á nhiệt đới, sản vật dồi dào, là nơi bắt nguồn của văn minh Tây Tạng nhưng phần lớn bị Ấn Độ chiếm đóng (120.000km2, lớn hơn tỉnh Chiết Giang) là một bang của Ấn Độ.

Ceylan vốn là thuộc quốc của Tây Tạng. “Tạng độc” (tổ chức người Tạng đòi độc lập) tại hải ngoại được Ấn Độ, Âu Mỹ ủng hộ. Người Tây Tạng có quầy hàng nhỏ tại nhiều nơi trong nuớc, bán một số đồ trang sức đặc sắc Tây Tạng. So với người Duy Ngô Nhĩ (Urge) thì tương đối ôn hoà, ít có tội phạm bạo lực.

Người Hán ở Tây Tạng chưa hình thành văn hoá địa vực, chủ yếu là người Tứ Xuyên, Trùng Khánh đến Tây Tạng buôn bán và làm nhân viên. Diện tích Tây Tạng rộng lớn, dân số ít, khí hậu khắc nghiệt. Người Hán chủ yếu tập trung tại các thành phố, phần đông người Tạng đã qua cuộc sống du mục.

Ngày cập nhật: