6 phút để đọc

“Tòa án” công ty - Niềm tin được cứu vớt

Tập đoàn FedEx ban hành quy định “đối xử công bằng với nhân viên”, để người quản lý và nhân viên giám sát lẫn nhau trong việc thực hiện văn hóa công ty. Nếu nhân viên cảm thấy mình bị phân xử không công bằng, anh ta có thể báo cáo với cấp trên của sếp trong vòng bảy ngày. Trong bảy ngày kế tiếp, cấp trên của sếp sẽ phải mở “phiên tòa” phán quyết nhân viên đó đúng hay người quản lý của anh ta đúng. Nếu nhân viên vẫn chưa hài lòng, họ có thể tiếp tục khiếu nại lên cấp cao hơn. Không ít quyết định ban đầu của các cấp quản lý đã bị “tòa án” này bác bỏ, chính vì vậy trong tập đoàn chỉ có quyền lực lý tưởng chứ không có quyền lực cá nhân.

Cao Đức《Thuật Tẩy Não - Nghê thuật thao túng và kiểm soát tâm lý đối phương》

Lý Quang Diệu: Khi nào cách mạng xảy ra

alt

Lee Kuan Yew (2013). “China: A Strong Centre”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 14-27.

Hỏi: Có đủ sự dịch chuyển linh động trong xã hội để họ hi vọng rằng một ngày nào đó họ có thể gia nhập tầng lớp trung lưu được không?

Đáp: Tôi nghĩ ở Trung Quốc, sự linh động xã hội vẫn tồn tại ở đó. Nó không phải là một xã hội phân tầng trong theo nghĩa này. Nếu lấy ví dụ về nước Anh, nước mà tôi hiểu rõ, mỗi thế hệ sẽ sản sinh ra một nhóm thượng lưu. Nhóm này lớn lên và cưới nhau, và tạo thành giới thượng lưu. Và con cái của họ, bởi vì cả di truyền và cơ hội giáo dục, tiếp tục ở trong tầng lớp thượng lưu. Trung Quốc sẽ phải mất một thời gian dài để có được tình trạng đó. Singapore đang có nguy cơ đạt đến tình trạng đó sớm hơn dự kiến do sự tiến bộ nhanh chóng về mặt giáo dục. Vì thế con người vươn lên rất nhanh, những đứa con của tài xế taxi lớn lên vào đại học, con trai lấy con gái, cả hai đều có xuất thân từ (gia đình) bán hàng rong hoặc lái xe taxi, và khi cưới nhau, họ vươn đến giai cấp thượng lưu. Sau đó đặc tính di truyền cộng với các cơ hội giáo dục mà họ mang lại cho con cái họ sẽ tạo ra sự phân tầng giai cấp đó. Điều này xảy ra với mọi xã hội. Rồi cuối cùng, khi sự bất mãn lên cao, nhóm bên dưới sẽ nói: “Được rồi, hãy xáo lại bài”. Đó là cách mà cuộc Cách mạng cộng sản đã diễn ra, Quốc Dân đảng (Koumintang) bị lật đổ. Bây giờ, một tầng lớp tinh hoa của cộng sản nổi lên. Nhưng chúng ta chưa đạt đến vị trí đó.

Mao Trạch Đông, hình tượng Tôn Ngộ Không, và ảo tưởng về Cách mạng liên tục

alt

Jean Vincent, AFP (1966) “Hồng vệ binh - học sinh trung học và đại học - vẫy những bản sao Tiểu Hồng Thư của Chủ tịch Mao Trạch Đông trong một cuộc diễu hành vào tháng 6 năm 1966 trên đường phố Bắc Kinh vào đầu cuộc Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc”

Mao Trạch Đông đến cuối đời tuyên bố rằng hai thành tựu lớn nhất của đời mình là đưa Cách mạng Cộng sản đi đến chiến thắng và phát động được Cách mạng Văn hóa.

Nhiều học giả cho rằng Mao tìm thấy niềm vui trong sự loạn. Khi còn trẻ, Mao đã viết rằng để thay đổi, Trung Quốc phải bị phá hủy và cải cách và ông nhận ra rằng chỉ có nông dân mới có thể làm được điều đó. Ông tự coi mình là vị hầu vương dẫn dắt cuộc nổi loạn.

Vào đầu những năm 1960, giữa lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc đang có tranh cãi với Đảng Cộng sản Liên Xô, Mao đã viết một bài về hình tượng của Tôn Ngộ Không:

Đất bằng khi nổi trận lôi đình
Thì thấy tòi ra Bạch Cốt Tinh
Lão sãi ngây ngô còn dễ dạy
Con yêu nham hiểm chuyện không lành

Khỉ vàng, thiết bổng vung tin tít
Lầu ngọc, trần ai quét sạch sanh
Nay lại hoan hô Tôn đại thánh
Chỉ vì yêu khí mới hồi sinh.

Tinh thần mà hình tượng Tôn Ngộ Không hướng đến đại diện cho sự loạn. Đó là bản lĩnh và khả năng lật đổ một trật tự đã được định sẵn từ trước. Có vẻ vì say với thành công trong việc tận dụng sự loạn của đám đông, nên Mao đã đem nó vào trong Cách mạng Văn hóa.

Tuy nhiên bản chất của cuộc Cách mạng Văn hóa khác với cuộc Cách mạng Vô sản. Nếu trong Cách mạng Vô sản là cuộc cách mạng từ dưới lên, cái loạn xuất phát từ mâu thuẫn giữa các giai cấp xã hội, tầng lớp dưới lúc này muốn xáo bài làm lại. Thì với Cách mạng Văn hóa lại là từ trên xuống, cái loạn đó do chính ông tạo ra. Theo quan điểm của Mao tại thời điểm đó, Tôn Ngộ Không ở đây có thể được định nghĩa là bất kỳ biện pháp nào có thể làm gián đoạn các quy trình vận hành tiêu chuẩn của Đảng.

Lúc này ông nhóm lửa, khơi dậy mầm mống bạo loạn ở tầng lớp học sinh, sinh viên. Những con người trẻ đầy nhiệt huyết, tự coi mình là trí thức, là cấp tiến. Giờ đây, chính giới trẻ Trung Quốc, chứ không phải những người nông dân, đã trở thành những những người bảo vệ lý tưởng Đảng, những Hồng vệ binh của Mao.

Vào năm 1956, ông khuyên các trí thức “Hãy để Trăm hoa đua nở” và một năm sau đó lại một lần nữa khuyến khích trí thức phê bình Đảng. Là thành phần cầm quyền trong Đảng, rất nhiều người cảm thấy không thoải mái khi bị chỉ trích, và dù Mao đã hứa rằng những lời chỉ trích này sẽ chỉ giống như một cơn mưa rào, nhưng rốt cuộc khi nó biến thành một cơn bão, ông đã nhanh chóng thanh trừng những ai phê bình, chống đối.

Như ở chiến dịch “Phê Đặng, phản kích làn gió lật án hữu khuynh” do Mao khởi xướng, đã từng có một tấm áp phích có nội dung là:

Đặng, kẻ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa không ăn năn hối cải, đã trở lại con đường này một lần nữa.

Và dù sau này khi Cách mạng Văn hóa dần đến hồi kết, ông luôn nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ thường xuyên phải trải qua những cuộc Cách mạng giống như vậy. Đối với Mao, việc tiến hành Cách mạng liên tục cũng giống như việc phải tắm giặt, gột rửa vậy. Sử dụng đám đông như là dòng nước lũ để cuốn trôi đi cặn bẩn bám rễ vào hệ thống quan liêu, từ đó gột rửa và rèn luyện Đảng.

Suy cho cùng Tôn Ngộ Không có thể đại náo Thiên Cung nhưng Thiên Đình vẫn ở đó chỉ là phải sắp xếp lại mà thôi!

Sau mười năm mất mát đó, Đảng Cộng Sản Trung Quốc với Đặng Tiểu Bình dẫn dắt đã chuyển hướng, mở cửa. Đưa đất nước thoát khỏi cảnh hỗn loạn, phát triển ổn định trong một thời gian dài để rồi trở thành cường quốc số một như ngày hôm nay.

Kết

Việc kiểm soát đám đông cũng giống như việc kiểm soát một nồi áp suất. Phải biết lúc nào nên khóa van tăng áp, lúc nào nên xả van. Bài học của Mao nằm chỗ sau khi dẫn dắt đám đông thành công ông lại bị chính nó mê hoặc lại, để rồi đưa ra định hướng sai lầm, đẩy đất nước vào thời kỳ mười năm đen tối của Cách mạng Văn hóa.

Wéi Hé

Ngày cập nhật: