alt

Chân dung Phan Bội Châu

Phan Bội Châu (潘佩珠) sinh 1867 mất 1940 thọ 73 tuổi. Cuộc đời cách mạng của ông hoạt động chủ yếu vào những năm 35-45 tuổi. Ông như một con vụ xoay vần tìm cách đưa đất nước thoát ra khỏi những gông cùm, mưu toan, sắp đặt của thực dân, đế quốc thời đó.

Có người nói rằng ông ngây thơ, và ngay cả chính ông cũng tự nhận mình ngu muội. Tuy nhiên, người tự nhận mình ngu muội nào có phải là người không biết suy nghĩ trước sau! Theo dấu ông, cậu sẽ thấy được cốt cách của một con người yêu nước can đảm, dám thoát ra khỏi xiềng xích không chỉ của thực dân mà của cả tư duy Nho giáo thủ cựu thời bấy giờ.

Nghĩ xem mình đã sinh nhằm non sông còn ấu trĩ, nòi giống còn u mê, chưa được mở mang cho nên vừa ở trong bọc mẹ lọt ra, không ai chỉ vẽ dìu dắt để mở trí cho mình, lại gặp phải cái cảnh giam hãm xiềng khóa đêm ngày, người ta chỉ sợ mắt mình được thấy, tai mình được nghe, như thế bảo sao mình không ngu muội cho được!

Theo Phan Bội Châu《Ngục Trung Thư》- Đào Trinh Nhất dịch


Các bài viết dưới đây được tổng hợp lại viết theo văn phong và từ ngữ thời bây giờ. Các câu chuyện chủ yếu được trích từ hai cuốn tự truyện của ông là “Ngục Trung Thư”“Tự Phán” .

Phan Bội Châu viết “Ngục Trung Thư” lúc ở trong tù tại Quảng Châu năm 1913 (46 tuổi). Tại thời điểm đó ông nghĩ mình sẽ bị xử tử nên viết cuốn này coi như là di ngôn để lại cho thế hệ sau. Còn với “Tự Phán” thì ông viết vào năm 1929 (62 tuổi), sau khi bị bắt ở Thượng Hải vào năm 1925 (58 tuổi) và bị thực dân Pháp đưa về nước, giam lỏng ở Bến Ngự, Huế.

Hồi I: Ở trong nước

Kỳ 1. Tuổi trẻ nuôi chí lớn

  • 1862: Pháp chiếm Nam Kỳ
  • 1867: Ra đời giữa lúc mất Nam Kỳ đã 6 năm
  • 1884 (17 tuổi) - Pháp chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ
  • 1886 (19 tuổi) - Lập Sĩ tử Cần Vương đội nhưng thất bại; Ở nhà dạy học, săn sóc bịnh cha trong 9 năm

Kỳ 2. Buổi đầu

  • 1896 (29 tuổi) - Vào Huế dạy học; Tạo liên kết với các chí sĩ yêu nước
  • 1903 (36 tuổi) - Tìm đường khởi nghĩa; Tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ
  • 1904 (37 tuổi) - Viết “Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư”

Kỳ 3. Chiến tranh Nga-Nhật

  • 1904 (37 tuổi) - Lập Duy Tân Hội
  • 1905 (38 tuổi) - Nhật thắng Nga; Được hội đề cử đi Nhật để xin viện trợ

Hồi II: Ra nước ngoài

Kỳ 4. Xuất dương

  • 1905 (38 tuổi) - Lần đầu xuất dương

Kỳ 5. Gặp Lương Khải Siêu và các chính khách Nhật

  • 1905 (38 tuổi) - Gặp Lương Khải Siêu
  • 1905 (38 tuổi) - Gặp các chính khách của Nhật Bản

Kỳ 6. Hô hào thanh niên sang Nhật Học

  • 1906 (39 tuổi) - Gặp Tôn Trung Sơn
  • 1906 (39 tuổi) - Thu xếp cho lứa du học sinh đầu tiên sang Nhật học

Kỳ 7. Đính mật ước với Hoàng Hoa Thám

  • 1907 (40 tuổi) - Đón Hội chủ Cường Để sang Nhật
  • 1908 (41 tuổi) - Đính mật ước với cụ Hoàng Hoa Thám

Kỳ 8. Phong trào Đông Du

  • 1908 (41 tuổi) - Lập “Tân Việt Nam Cống Hiến” ở Hồng Kông
  • 1908 (41 tuổi) - Thu xếp cho phong trào Đông Du

Kỳ 9. Bị người Pháp đàn áp

  • 1908 (41 tuổi) - Pháp Nhật câu kết, bị trục xuất khỏi Nhật
  • 1910 (43 tuổi) - Tìm đường chuyển vũ khí từ Trung Quốc về nước nhưng thất bại

Kỳ 10. Nương náu

  • 1911 (44 tuổi) - Qua Thái nương náu

Kỳ 11. Lập “Việt Nam Quang Phục Hội”

  • 1912 (45 tuổi) - Lập “Việt Nam Quang Phục Hội”

Kỳ 12. Tiến hành bạo động và bị bắt

  • 1912 (45 tuổi) - Tiến hành bạo động
  • 1913 (46 tuổi) - Bị bắt ở Quảng Châu

Kỳ 13. Thế chiến thứ I

  • 1913 (46 tuổi) - Bị bắt ở Quảng Châu
  • 1914 (47 tuổi) - Thế chiến thứ I nổ ra (Pháp-Đức gây chiến)
  • 1915 (48 tuổi) - Giao thiệp với Đức-Áo
  • 1917 (49 tuổi) - Được thả khỏi tù tìm đường về nước

Kỳ 14. Lăn lộn sau thế chiến

  • 1918 (50 tuổi) - Thế chiến kết thúc, Pháp thắng Đức thua.
  • 1920 (52 tuổi) - Giao thiệp với Đảng Cộng Sản Nga

Kỳ 15. Những ngày cuối ở nước ngoài

  • 1922 (54 tuổi) - Về Hàng Châu làm nghề viết báo
  • 1924 (56 tuổi) - Cải tổ “Việt Nam Quang Phục Hội” thành “Việt Nam Quốc Dân Đảng”
  • 1925 (57 tuổi) - Bị mật thám Pháp bắt ở Thượng Hải

Ngoại truyện

# Thư gửi cụ Tây Hồ

# Pháp-Việt đề huề chính thư

# Vụ Ám Sát Phan Bá Ngọc

# Chuyện về Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái

# Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc